Hàn răng sâu như thế nào? Có đau không?

Hàn răng là một trong những kỹ thuật nha khoa phổ biến nhất. Răng sâu thì hàn, răng mẻ hàn, răng thưa cũng nghĩ đến hàn… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hàn răng bản chất là gì? Những trường hợp nào cần hàn răng sâu? Và quy trình hàn chuẩn sẽ diễn ra như thế nào?

Sâu răng là một trong những lý do chính cần thực hiện hàn lại mà không có bất kì loại thuốc ngậm, bôi nào có thể khỏi được, không loại thuốc nào thay thế nổi hàn răng.

Hàn răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu sinh học để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy phần mô răng bị khuyết do sâu gây ra. Sau đó, bác sĩ sẽ tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu, đồng thời còn giúp khôi phục chức năng nhai trọn vẹn.

Sâu răng là do vi khuẩn kết hợp cùng với bột đường từ thức ăn hằng ngày như cơm, bánh kẹo, sữa… lên men tạo thành axit và tấn công vào răng, tạo thành những lỗ đổi màu hơn so với lân cận như đen, nâu mà đôi khi bạn có thể soi gương thấy.

– Trường hợp lỗ sâu to như hạt đậu xanh chưa gây cảm giác ê buốt gì thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá và làm sạch lỗ sâu rồi kiểm tra lại bằng X – quang. Lỗ sâu cách buồng tuỷ từ 1,5mm coi là an toàn, bác sĩ sẽ hàn lại cho bạn mà không cần phải bọc sứ và vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai.

– Răng đã sâu vỡ lớn sát tuỷ thì hàn thôi sẽ không tốt về lực nhai và độ kín khít, lúc đó chỉ định tốt nhất sẽ là hàn sứ inlay, onlay.

Vật liệu được sử dụng để hàn răng

Có nhiều loại vật liệu khác nhau dùng để hàn răng. Tuy nhiên nó sẽ phụ thuộc vào tình trạng và điều kiện của mỗi bệnh nhân. Một số loại vật liệu phổ biến:

Hàn răng bằng GIC

Đây là loại vật liệu đã có từ lâu với ưu điểm dễ sử dụng và có màu sắc khá giống với răng thật. GIC ưa nước, thao tác nhanh nên được dùng để hàn những răng ở vị trí khó cách ly nước bọt và để hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác.

GIC có giải phóng Fluor là chất giúp tổ chức răng cứng chắc chống lại sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu này dễ vỡ, mòn nhanh, có ít màu để lựa chọn và không tạo được hình thể răng như ý muốn.

Hàn răng bằng composite

Composite có nguồn gốc từ nhựa, có tính thẩm mỹ cao, màu sắc y hệt màu răng thật. Sau khi trám răng bằng composite, mối hàn và răng thật hầu như không có bất cứ sự chênh lệch nào, không bị lộ trong giao tiếp. Ngoài ra, composite cũng có tính đàn hồi cao và thời gian đông cứng lâu nên quá trình hàn được thực hiện vô cùng nhanh chóng, dễ dàng. Chi phí hàn răng composite cũng chỉ ở mức vừa phải, có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, composite có nhược điểm là độ chịu lực không cao bằng sứ, màu sắc có thể thay đổi theo thời gian và có độ co ngót khi hàn nên rất dễ gây sâu thứ phát do đó sau một vài năm, bạn có thể sẽ phải hàn lại.

Hàn răng bằng sứ nguyên khối

Đây là loại sứ thủy tinh chứa nhiều tinh thể. Chúng xuất phát từ một khối thủy tinh đồng nhất,  thực hiện dưới dạng phục hình nguyên khối gắn bằng chất gắn chuyên dụng, rất phù hợp với những vùng chịu lực nhai lớn như răng hàm. Ngoài ra, màu sắc cũng rất thẩm mỹ. Vật liệu hàn răng thứ 3 này mới xuất hiện ở nước ta, cực kỳ đẹp, chắc chắn và loại bỏ hoàn toàn không cho sâu răng tái phát.

Hàn sứ nguyên khối inlay – onlay cần 2 buổi hẹn, buổi đầu sẽ là làm sạch và tạo hình xoang trám, buổi thứ hai tiến hành gắn phục hình, hoàn thiện.

Quy trình hàn răng tại nha khoa Quang Ngọc

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ khám tổng quát kỹ lưỡng răng miệng, kiểm tra toàn diện và có thể chỉ định chụp phim để xác định chính xác vị trí và tình trạng lỗ sâu xem tiến triển vào đến tủy chưa, có cần phải điều trị tủy không? Vì không phải tất cả các răng sâu – vỡ đều có thể hàn được.

– Trường hợp răng sâu bé hơn 1,5mm thì bác sĩ sẽ hàn lại bằng vật liệu sinh học.

– Những trường hợp sâu nặng với kích thước lớn hơn như mất múi thì sẽ phải hàn bằng sứ.

– Nếu răng sâu vỡ lớn vào tuỷ phải điều trị tuỷ, còn sâu cụt ngang hoặc dưới lợi bác sĩ sẽ phải cắm chốt hoặc nhổ bỏ tránh viêm nhiễm gây đau nhức, ảnh hưởng răng lân cận.

Bước 2: Làm sạch lỗ sâu, tạo hình xoang trám

Bác sĩ sử dụng những thiết bị như mũi khoan với tay khoan nhanh hoặc nạo ngà lấy hết phần mô răng bị sâu mủn, hoặc mô răng không còn nâng đỡ nhằm ngăn chặn sự tái phát của sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh sau này.

Lưu ý: Với những lỗ sâu bé, còn nông thì quá trình hàn sẽ không gây khó chịu. Tuy nhiên với lỗ sâu lớn, tiến triển đến phần ngà sâu, sát tủy bạn sẽ thấy ê buốt, bởi vậy bác sĩ dùng thêm gây tê tại chỗ vô cảm chiếc răng đang điều trị, điều này giúp bạn có trải nghiệm nhẹ nhàng hơn.

Sau bước lấy hết tổ chức sâu, bác sĩ bước vào tạo hình xoang trám. Xoang hàn phải đảm bảo đúng quy định, để sau khi hàn, có thể chịu đựng được các lực nhai nghiền, không bị xê dịch hay bong ra ngoài.

Xoang trám đạt chuẩn cần một số yêu cầu như: Tiết kiệm mô răng tối đa, thành thẳng, đáy phẳng để khi ăn nhai tạo thành một lực duy nhất thẳng góc với đáy xoang, ép chặt miếng trám vào đáy xoang giúp giữ vững chắc miếng trám khi ăn nhai.

Bước 3: Đưa chất hàn vào

Tùy thuộc vào kỹ thuật trám và loại chất hàn mà quy trình ở bước này sẽ khác nhau. Vật liệu hàn thường xuyên được sử dụng đó là cement GIC và nhựa Composite. Tùy thuộc vào vị trí và tình trạng mỗi lỗ sâu mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp.

Bước 4: Chỉnh và đánh bóng miếng trám

Sau khi hàn hoàn tất lỗ sâu, bác sĩ kiểm tra khớp cắn xem có điểm cộm nào không bằng cách cho bệnh nhân cắn trên giấy cắn – những vị trí chạm sớm, cắn vướng sẽ được hiển thị, sau đó sử dụng mũi khoan chỉnh và đánh bóng giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái đồng thời tạo bề mặt trơn láng giúp miếng trám thẩm mỹ hơn tránh đọng thức ăn mảng bám.

Tuy nhiên, với những trường hợp răng tổn thương nặng, trám răng thông thường sẽ không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng mô đã mất, mặt khác độ vững ổn, lưu giữ của miếng trám cũng không ổn định, miếng trám dễ bị bong ra ngoài.

Vì vậy phương pháp hàn răng gián tiếp với Inlay, Onlay, Overlay (gọi tắt là miếng dán sứ) là giải pháp tốt nhất để phục hồi lại cấu trúc mô răng bị hư hại. Nó như những mảnh ghép để thay thế cho mô răng hỏng đã mất.

Với phương pháp dán sứ này bạn cần thêm 1 buổi hẹn. Sau khi tạo hình, bác sĩ lấy dấu răng, mẫu hàm gửi cho các kỹ thuật viên để điêu khắc một cách chính xác giúp tái tạo lại cấu trúc răng ở bên ngoài dựa trên mẫu hàm sao cho giống với mô răng thật. Sau đó miếng trám sẽ gắn lên răng vào buổi hẹn thứ 2.

Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, kín khít tối đa, không bị đổi màu, co ngót như miếng trám thông thường, nhờ vậy phòng tránh được nguy cơ hở kẽ và sâu tái phát sau này, hơn nữa nó lại có tính cứng chắc và sự ổn định cao giúp bảo vệ mô răng yếu.

Tóm lại, răng sâu nếu không hàn kịp thời nó sẽ ăn sâu vào trong tủy và chân răng, khiến răng trở nên đau nhức và thậm chí là phải nhổ bỏ. Do vậy, khi bạn không biết làm sao để hết sâu răng, hãy gặp bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ nhé. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận tư vấn từ bác sĩ nha khoa.


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Zalo