Phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Nhiệt miệng là tình trạng xảy ra ở nhiều lứa tuổi không ngoại lệ một ai. Chính những thói quen ăn uống, không khoa học cùng thực phẩm quá cay nóng và yếu tố di truyền… gây nên tình trạng nhiệt miệng phổ biến hiện nay. Vậy làm như thế nào để chữa trị tình trạng nhiệt miệng này. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được những phương thức và những bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng hiệu quả từ đời xưa.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là vết loét lành tính có đường kính nhỏ xuất hiện trong khoang miệng tại các vị trí: nướu, chân răng, lưỡi và xung quanh vùng khoang miệng bên trong. Lưu ý nhiệt miệng không xuất hiện ở các vị trí khác ngoài khoang miệng. Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phải bệnh nguy hiểm nhưng nó mang lại khó chịu cho người mắc phải tình trạng trên gây sưng tại vị trí  vết loét.

Ảnh minh họa vết loét do nhiệt miệng

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng nằm ở nhiều lý do khách quan và chủ quan như:

  • Tổn thương mạc miệng
  • Thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C
  • Rối loạn thể dịch
  • Bốc hỏa độc, nhiệt độc
  • Tinh thần căng thẳng, hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn nội tiết tố
  • Yếu tố di truyền

Căng thẳng cũng là những nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng

Cách phương thức chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Trị nhiệt miệng bằng cách pha nước súc miệng từ muối và lô hội

Muối có công dụng giải nhiệt kết hợp với lô hội có tác dụng giải nhiệt. Tạo nên nước súc miệng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 thìa muối nở (baking soda) + 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) + ½ cốc nước ấm.
  • Dung dịch nước súc miệng được tạo ra được súc miệng mỗi ngày một lần cho đến khi khỏi nhiệt miệng.

Chườm đá lạnh

Trị nhiệt miệng bằng đá lạnh là phương pháp đơn giản nhất.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng phương pháp chườm đá lạnh

Cách thực hiện:

  • Lấy đá lạnh chườm lấy vị trí bị nhiệt miệng giúp làm giảm sưng tấy trị nhiệt miệng hiệu quả.
  • Phương pháp này làm thường xuyên sẽ có tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cầm đá trực tiếp quá lạnh bạn có thể để đá vào khăn nhằm giảm tê tay vì lạnh rồi thực hiện phương pháp trên.

Bổ sung những thực phẩm từ hoa quả chứa nhiều vitamin C

Vitamin C giúp làm thanh mát cơ thể, loại bỏ độc tố xấu và tăng cường sức đề kháng, đẹp da và có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, uống đủ 2 cốc nước cam mỗi ngày sẽ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Giúp điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng nhờ vị chua, ngọt thanh mất trong cam.

Cam là loại quả có chứa nhiều vitamin C

Tăng cường các loại vitamin B

Vitamin B giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, phù hợp cả với những người thiếu vitamin. Ngoài vitamin B12 các nhóm vitamin nhóm B như vitamin B1 cũng làm giảm nguy cơ nhiệt miệng hiệu quả.

Bổ sung sắt

Theo nghiên cứu của các bác sĩ và các chuyên gia cho thấy sắt đóng một vai trò rất quan trọng trọng việc thanh lọc và điều tiết, chuyển hóa trong cơ thể. Thiếu sắt cũng là nguyên nhân gây ra nguyên miệng. Để biết lượng sắt thiếu trong cơ thể bạn nên đi khám để biết chính xác. Từ đó, điều chỉnh lượng sắt bổ sung vào cơ thể.

Ăn nhiều sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều men vi sinh có lợi cho sức khỏe và đề kháng của bạn. Ngoài ra, sữa chua có tác dụng trị nhiệt miệng, thanh nhiệt, làm đẹp da. Chính vì vậy, mỗi ngày ăn hộp sữa chua sẽ có tác dụng trị nhiệt miệng và ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.

Súc miệng bằng  DGL – Deglycyrrhizinated

Súc miệng dung dịch DGL 4 lần một ngày với nước ấm được các chuyên gia khuyên dùng nhằm giảm đau khi xuất hiện tình trạng nhiệt miệng. Khảo sát cho thấy 75% bệnh nhân cải thiện được 50 – 75% vết loét trong một ngày và hoàn toàn lành lặn trong 3 ngày.
Phương thức thực hiện:  trộn ½ thìa cà phê DGL + ¼ cốc nước. Súc miệng 4 lần/ngày để giảm cơn đau nhiệt miệng.

Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Có tác dụng như một loại kháng sinh trị nhiệt miệng, axit axetic trong giấm táo có khả năng diệt vi khuẩn, đồng thời tăng lợi khuẩn. Giúp điều trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả.

Điều trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Phương thức thực hiện: Pha giấm táo có tỷ lệ bằng nhau dùng súc miệng hằng ngày cho đến khi khỏi nhiệt miệng.

Trị nhiệt miệng bằng nước oxy già

Oxy già có tác dụng trị viêm, loét miệng. Lưu ý không ăn sau một tiếng điều trị.
Phương thức thực hiện: Dùng tăm bông tẩm oxy già vào đầu tăm chấm nhẹ vào các vết nhiệt miệng. Trị liệu thường xuyên như vậy đến khi khỏi nhiệt miệng.

Trị nhiệt miệng bằng túi lọc chè (trà đen)

Sau mỗi lần uống chè (trà đen), hãy giữ lại túi lọc chè. Túi lọc chè đắp vào vết loét có tác dụng giảm đau, trị viêm hiệu quả. Thực hiện thường xuyên đến khi khỏi nhiệt miệng.

Trị nhiệt miệng bằng viên ngậm kẽm

Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc bổ sung thêm 150 mg kẽm mỗi ngày làm giảm nhiệt miệng từ 50 đến 100%. Tuy nhiên bạn cần đi khám để biết cơ thể mình có thiếu kẽm không để kịp thời bổ sung nhằm chữa trị nhanh nhiệt miệng.

Dừng ngay những hợp chất chứa Sodium Lauryl Sulfate trong nước súc miệng và kem đánh răng.

Nhiều loại nước súc miệng và kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate Đây là nguyên nhân  gây niêm mạc miệng,làm gia tăng nhiệt miệng.

Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng khử trùng và diệt khuẩn rất tốt, đồng thời phục hồi vết thương nhanh chóng. Cũng chính vì thế mà mật ong được nhiều người biết đến có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả.

Mật ong cũng có thể dùng để điều trị nhiệt miệng

Phương thức thực hiện: dùng mật ong bôi lên vết loét miệng, để vài giờ rồi súc miệng sạch với nước. Đây là phương pháp trị nhiệt miệng vô cùng nhanh chóng, thực hiện thường xuyên đến khi tình trạng nhiệt miệng kết thúc.

Trị nhiệt miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cao, giảm sưng giúp trị nhiệt miệng hiệu quả.
Phương thức thực hiện: Thoa dầu dừa lên vết loét miệng nhiều lần trong ngày và tối trước khi đi ngủ giúp làm giảm nhiệt miệng nhanh chóng.

Sử dụng phèn

Trị nhiệt miệng bằng phèn cũng là phương pháp vô cùng hiệu quả, phèn có đặc tính kháng khuẩn cao ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng và hệ tiêu hóa.
Phương thức thực hiện: Dùng tăm bông thoa đều hỗn hợp lên vết lở và giữ nguyên khoảng vài phút, súc miệng lại bằng nước ấm. Áp dụng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị nhiệt miệng bằng kem đánh răng

Kem đánh răng chứa các thành phần trị nhiệt miệng và các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây ra.
Phương thức thực hiện: Cho trực tiếp kem đánh răng lên vị trí nhiệt miệng, để vài phút rồi súc miệng sạch với nước. Thực hiện lặp lại phương pháp này mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị nhiệt miệng bằng tinh dầu hương

Có thể điều trị nhiệt miệng bằng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu hương được biết đến là một loại thần dược  được nhiều nha sĩ sử dụng để ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng.

Phương thức thực hiện:

Bước 1: Súc miệng sạch với nước ấm

Bước 2:  Trộn một muỗng cà phê dầu ô liu với 4-5 giọt tinh dầu đinh hương

Bước 3:  Dùng miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút

Cơn đau nhiệt nhiệt sẽ thuyên giảm tức thì ngăn lập tức.

Trị nhiệt miệng bằng bột nghệ

Bột nghệ có tác dụng chống khuẩn, trị nhiệt miệng hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Phương thức thực hiện: Trộn bột nghệ và nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành dung dịch đặc, hỗn hợp đắp lên vết lở từ 2-3 phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm.

Trị nhiệt miệng bằng tỏi

Sử dụng tỏi đề điều trị nhiệt miệng

Tỏi có tác dụng trị nhiệt nhiệt miệng tốt nhờ khả năng kháng khuẩn cao.

Bước 1: Cắt một lát tỏi chà sát lên vết lở miệng từ 1-2 phút

Bước 2: Súc miệng sạch với nước

Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị nhiệt miệng bằng nước ép cải

Uống 3 – 4 ly nước cải mỗi ngày sẽ khiến cơn nhiệt miệng nhanh chóng tiêu tan nhờ một số thành phần kháng khuẩn và khả năng phục hồi vết thương trong bắp cải.


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Zalo