Chế độ ăn và vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng bạn phải mang mắc cài cùng hệ thống khí cụ tác động lực di chuyển răng. Vì vậy, chế độ ăn, cách vệ sinh răng vô cùng quan trọng cho một quá trình điều trị thuận lợi và hàm răng chắc khỏe về sau. Vậy mới niềng răng nên ăn gì? Vệ sinh răng miệng như thế nào?

Mới niềng răng nên ăn gì?

Với câu hỏi mới niềng răng nên ăn gì? Bạn nên tham khảo những loại thực phẩm dưới đây cũng như cách ăn uống khoa học:

1. HÃY BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG ĐỒ ĂN MỀM

Thời điểm đặt chun tách khe, mới gắn mắc cài và đi dây cung, răng bạn sẽ có cảm giác đau ê ẩm trong vòng 1 – 2 ngày đầu. Điều này là hoàn toàn bình thường, nó là dấu hiệu cho thấy mắc cài bắt đầu làm việc. Lúc này bạn hãy sử dụng những thực phẩm như cháo, súp, ba tê, các loại nước sinh tố, hoặc trái cây mềm, cơm cũng là thực phẩm mềm rất tốt.

2. HÃY CẮT THỨC ĂN THÀNH NHỮNG MIẾNG NHỎ VÀ NHAI THẬT CHẬM

Ở nước ngoài các bạn ấy thường dùng dao và cây nĩa để làm nhỏ đồ ăn, cách ăn ở nước mình dùng đũa hoặc dùng thìa, thì khi chế biến các bạn phải để miếng nhỏ hoặc bạn có thể sắm cho mình 1 bộ đồ ăn riêng. Trong đó có cây dao, kéo, nĩa cắt đồ ăn ra thành miếng nhỏ. Như vậy thì bạn không bao giờ phải lo khi đi ăn uống với bạn bè phải nhìn bạn mình ăn rồi thòm thèm phải không nào. Lúc nào mình cũng có thể chiến đấu được hết.

Nhai chậm cũng là bí quyết để bạn không bị những cơn đau điếng người khi đang thưởng thức những đồ ăn ngon.

3. HẠN CHẾ CẮN TRỰC TIẾP BẰNG CÁC RĂNG PHÍA TRƯỚC

Ví dụ khi bạn ăn táo, ổi, thậm chí bánh sandwich, humburger, bánh mỳ ba tê, bánh pida…không nên cho trực tiếp vào miệng để cắn, mà nên sử dụng dao hoặc tay cắt xé nhỏ chúng ra rồi đưa từ từ vào vùng răng hàm để nhai

Những loại bánh nhiều lớp như: ba tê, sandwich cũng tiềm ẩn nhiều thực phẩm dai, cứng, lạ ở trong, cho nên tốt nhất bạn cần cát nhỏ ra ăn cho chắc.

Không cắn đồ cứng

4. TRÁNH ĂN ĐỒ CỨNG

Mới niềng răng nên ăn gì thì bạn không được ăn đồ cứng, vì chúng có thể gây ra những sang chấn bong mắc cài, uốn dây cung. Ngoài ra trong giai đoạn đeo mắc cài, các chân răng cũng yếu do đang có quá trình tiêu và tạo xương giúp di chuyển theo ý nha sĩ nên ăn đồ cứng sẽ gây sang chấn mạnh cho mô nha chu quanh răng.

Phổ biến như ngô, sườn chua ngọt, chân gà, thịt bò hun khói… Bạn cần hạn chế tối đa và nếu thèm quá thì có thể sử dụng cách cắt nhỏ như ở trên để ăn. Tuy nhiên có những thực phẩm thực sự cứng thì cũng không nên ăn như kẹo cứng, chân gà và ngô rang… Đặc biệt là thói quen nhai đá lạnh, cắn bút chì phải tuyệt đối kiêng.

Niềng răng làm răng di chuyển, và không còn chạm khớp như trước đây bạn vẫn ăn nhai, do vậy tập thói quen ăn đồ mềm là rất cần thiết.

5. KHÔNG ĂN NHỮNG ĐỒ DÍNH

Như kẹo cao su, kẹo dừa, xôi nếp. Bạn cũng quên các loại hạt đi, chúng sẽ dính vào mắc cài và khiến bạn vô cùng khó chịu cho đến khi bạn chải răng cũng như dùng chỉ nha khoa.

Không ăn kẹo cao su

6. CHẢI RĂNG SẠCH NGAY SAU KHI ĂN NHỮNG ĐỒ NGỌT

Khi bạn ăn đồ ngọt, do mắc cài sẽ lưu các đồ ngọt này lên răng nên nguy cơ dẫn đến sâu răng. Bạn cần chải răng ngay sau đó. Lưu ý, các loại sữa hoặc nước giải khát cũng có đường, vì vậy việc vệ sinh ngừa sâu răng vô cùng quan trọng.

Nhiều bạn trong thời gian niềng răng rất thích ăn các loại sữa chua, vì sữa chua lạnh nên giúp các bạn giảm đau phần nào đó. Ăn sữa chua không có vấn đề gì về mặt dinh dưỡng nhưng bạn cần nhớ làm sạch răng thật kỹ.

7. PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẾT XƯỚC TRONG MIỆNG

Thỉnh thoảng bạn sẽ xuất hiện những vết nhiệt miệng hoặc bị dây cung – mắc cài cọ vào môi má. Điều này là thường gặp và bình thường đối với các bạn niềng răng. Bạn có thể giảm đau bằng cách ngậm nước lạnh, bôi sáp nha khoa, silicone, hoặc thậm chí 1 ít kẹo cao su vào vị trí nguyên nhân gây xước. Bạn cũng cần tránh nhai vào vùng này vì có thể làm vết thương lan ra rộng hơn. Cuối cuối, bạn cần gọi cho nha sĩ để nha sĩ giải quyết triệt để và đưa ra lời khuyên thông thái cho bạn.

8. HÃY UỐNG NHIỀU NƯỚC

Trong thời gian niềng răng, miệng của bạn có thể sẽ hơi khô. Bạn nên uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn kiểm soát sâu răng tốt hơn, môi trường khô sẽ rất thuận lợi cho sâu răng phát triển. Ngoài ra, như các bạn cũng đã biết, nước cực kỳ tốt cho sức khỏe toàn thân.

Rất nhiều bạn niềng răng tại Nha Khoa Quang Ngọc nói với chúng tôi rằng, trong ba lô của các bạn lúc nào cũng có nước và không chờ khát mới uống, các bạn ấy sẽ uống thường xuyên. Thực ra, khi các bạn thấy khát thì tế bào cũng đã bị mất nước nhiều rồi đấy.

Tóm lại với câu hỏi mới niềng răng nên ăn gì thì bạn có thể tham khảo những thực phẩm sau:

– Sữa – phô mai mềm, bánh pudding, đồ uống có sữa, sữa chua, phô mai, trứng

– Bánh mì – bánh mềm, bánh kếp, bánh nướng xốp không có hạt

– Ngũ cốc – mì, cơm

– Thịt gia cầm, thịt viên, thịt hầm

– Hải sản

– Rau, khoai tây nghiền, rau hấp, đậu

-Trái cây, táo, chuối, nước trái cây, sinh tố, quả mọng

– Kem không có hạt, sữa lắc, sôcôla, bơ đậu phộng, bánh quy mềm.

Những thực phẩm nên kiêng

Thức ăn dai – bánh mì tròn, cam thảo, bánh pizza, bánh mì Pháp

Thực phẩm giòn – bỏng ngô, khoai tây chiên, nước đá, kẹo cứng bao gồm kẹo, lương khô

Thực phẩm dính – kẹo caramel, kẹo cao su,

Thức ăn cứng – quả hạch, kẹo cứng

Thực phẩm yêu cầu cắn bằng răng cửa, táo, cà rốt, xương sườn và cánh gà

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng?

Một trong những khó khăn nhất trong quá trình niềng răng ngoài chế độ ăn đó là vấn đề vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh răng khi đang đeo mắc cài khó khăn và mất thời gian gấp 3-4 lần so với hàm răng bình thường. Tuy nhiên, khi bạn thực hành quen các bước sau đây bạn sẽ có hàm răng sạch sẽ, hơi thở thơm tho, không lo sâu răng dù trong giai đoạn niềng răng.

Chúng tôi cũng cần nhấn mạnh rằng việc vệ sinh là rất quan trọng cho sự khỏe mạnh của lợi, cho mô răng sau khi tháo mắc cài. Răng của bạn sẽ có những đốm trắng do mất men sau khi tháo mắc cài nếu bạn vệ sinh không tốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tích tụ mảng bám, mảnh vụn thức ăn lên răng, đặc biệt là khu vực giáp ranh răng và các cạnh mắc cài. Mảng bám này có chứa vi khuẩn, có tính acid khi tiếp xúc với mô răng.

Bạn đừng lo lắng, làm theo những lời khuyên sau đây, bạn sẽ có sức khỏe răng miệng vô cùng tốt và cũng khiến bác sỹ chỉnh nha rất yên tâm trong mỗi lần tái khám.

1. CHỌN BÀN CHẢI VÀ KEM ĐÁNH RĂNG

Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, kích thước vừa với miệng của bạn, đầu bàn chải thuôn để len lỏi được vào sâu bên trong. Bạn có thể mua bàn chải máy, rất tốt cho việc làm sạch, tuy nhiên vẫn cần bàn chải thường để chải được các mặt của mắc cài.

Kem đánh răng có tính mài mòn thấp (thường các loại kem đánh răng làm trắng răng có độ mài mòn cao không phù hợp sử dụng trong thời gian niềng răng), bởi vì trong quá trình niềng răng, đeo mắc cài  bạn có thể bị ê buốt vì vậy các loại kem đánh răng có chứa fluoride rất tốt.

2. CHẢI RĂNG THẬT KỸ, NGOÀI RA PHẢI CHẢI CẢ MẮC CÀI

Chải răng tối thiểu 2 – 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính. Chải dọc, hoặc xoay tròn, có thể chải ngang nhẹ ở các vị trí mắc cài.

Nguyên tắc là bạn chải tất cả các bề mặt răng, mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai. Bạn nên nghiêng bàn chải tạo góc khoảng 45 độ để lông bàn chải đi sâu hơn vào trong rãnh lợi, có tác dụng mát xa, làm sạch lợi.

Chải cả phần cao, phần thấp và phần bên của mắc cài thật kỹ để lấy sạch thức ăn, mảng bám ở đây. Bạn cũng chú ý chải cả lưỡi, 70 phần trăm vi khuẩn tập trung ở lưỡi, việc chải lưỡi cho bạn hơi thở thơm tho và cảm giác dễ chịu.

Khi chải răng nếu thấy chảy máu bạn cũng đừng sợ. Khi đeo mắc cài bạn thỉnh thoảng có một vài điểm viêm lợi thì cũng là bình thường, bạn cần chải răng chăm chỉ và đúng kỹ thuật hơn. Khi bạn chăm sóc tốt thì một vài điểm viêm đó sẽ biến mất. Một vài bạn nói với chúng tôi rằng, khi chải răng thấy chảy máu và sợ quá nên không dám đánh răng nhiều nữa. Các bạn làm vậy chỉ làm tệ hơn tính trạng răng miệng của mình.

3. DÙNG BÀN CHẢI KẼ ĐỂ LÀM SẠCH KẼ GIỮA 2 RĂNG VÀ MẶT BÊN MẮC CÀI

Sử dụng bàn chải thông thường không thể làm sạch hết các mảng bám vùng kẽ, vùng xung quanh mắc cài, nên bàn chải kẽ rất quan trọng.Động tác đưa lên đưa xuống, xoay bàn chải kẽ tại chỗ. Chú ý cọ vào các mặt bên mắc cài để làm sạch vùng này.

Dùng bàn chải kẽ làm sạch mặt bên

4. DÙNG CHỈ NHA KHOA LÀM SẠCH KẼ RĂNG

Những vùng kẽ răng bàn chải không tới được thì chỉ tơ sẽ làm sạch tốt. Mỗi lần chải răng bạn đều nên sử dụng chỉ tơ kết hợp và bắt buộc trước khi đi ngủ.

Bạn cắt 1 đoạn chỉ khoảng 20 – 30 cm. Khác với hàm răng bình thường, dây cung cản trở việc đưa chỉ nha khoa vào vùng kẽ giữa 2 răng, bạn cần luồn sợi chỉ qua dâu cung và bắt đầu thực hiện động tác hất trên xuống, kéo ra kéo vào làm sạch vùng này

5. DÙNG TĂM NƯỚC

Thực ra thì tăm nước chỉ có tác dụng giúp bạn cảm giác miệng mình thoáng hơn, mát mẻ hơn, nếu bạn nào không có điều kiện mua tăm nước thì chỉ cần sức miệng mạnh cũng được.

Tuy nhiên có điều kiện thì đầu tư tăm nước cũng rất tốt. Ngoài việc vệ sinh theo quy trình tuần tự như kể trên, có thể những trường hợp vệ sinh nhanh, thì dùng tăm nước sẽ giải quyết được ở 1 mức độ nhất định. Chú ý việc dùng tăm nước không thay thế được sử dụng chỉ nha khoa.

6. SỬ DỤNG THÊM NƯỚC SÚC MIỆNG

Nhiều dòng nước súc miệng trên thị trường bạn có thể dùng như listerin, colgate…

Sử dụng nước sức miệng không có gì đặc biệt, bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha với nước sao cho cảm thấy nồng độ nước súc miệng là dễ chịu nhất.

7. LỰA CHỌN THỰC PHẨM PHÙ HỢP

Bạn không nên ăn những đồ ăn dính, gòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, hoặc các loại hạt khô, việc vệ sinh sẽ rất khó khăn.

Sau khi vệ sinh răng miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên sử dụng 1 cây đèn pin và đứng trước gương để soi thật kỹ. Cần chắc chắn rằng tất cả các mặt răng đã được làm sạch, vì giấc ngủ tối khá dài và thường giảm tiết nước bọt, do đó nếu vệ sinh không tốt rất dễ bị viêm nha chu cũng như sâu răng.

Một chế độ ăn hợp lý, cách vệ sinh răng miệng chuẩn chỉ sẽ đảm bảo cho bạn có hàm răng cũng như sức khỏe tốt trong suốt chặng đường niềng răng. Hi vọng thông tin bài viết mới niềng răng nên ăn gì của nhakhoathuyanh sẽ hữu ích với bạn đọc.


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Zalo