Phẫu thuật đặt xương nhân tạo quanh Implant

Cấy ghép implant có 2 loại ghép xương phổ biến gồm: 

+ Xương tự thân là mảnh xương hay phần xương được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân tại các vùng như phía trước cằm, góc hàm. Trong một số trường hợp thiếu hụt xương nhiều, cần lượng bù xương ghép lớn thì phần xương tự thân có thể lấy từ xương chậu hoặc xương mác ở cẳng chân, thậm chí xương sọ.

Ghép xương tự thân

Ưu điểm của xương tự thân: 

– Do xuất phát từ việc đây là nguyên liệu từ chính cơ thể nên sẽ không xảy ra hiện tượng thải trừ mô ghép và tỷ lệ tích hợp gần như là 100%.

– Bên cạnh đó, xương tự thân là vật liệu duy nhất có khả năng tạo xương. Có nghĩa là chính bản thân mảnh ghép sẽ tham gia cùng cơ thể trong quá trình hình thành xương mới, giúp đẩy nhanh quá trình cấy ghép implant.

Nhược điểm:

– Vì thể tích xương ở các vùng là hữu hạn nên nhược điểm của xương tự thân là sự hạn chế về số lượng. Chúng ta không thể lấy quá nhiều xương ở các vùng kể trên được.

– Việc phẫu thuật để thu thập xương tự thân cũng phức tạp và gây nên nhiều sang chấn. Đã có các nghiên cứu chỉ ra việc lấy xương ở vùng cằm gây nên các biến chứng về thẩm mỹ hay tê bì dị cảm răng cửa dưới.

Bởi vậy, việc ghép xương tự thân hiện nay thường chỉ áp dụng cho các phẫu thuật ghép đoạn xương hàm, khi mà vùng khuyết hổng xương quá lớn hoặc nâng xương theo chiều đứng vùng thẩm mỹ.

+ Xương nhân tạo: Để khắc phục hạn chế của vật liệu xương ghép tự thân thì các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển ra vật liệu ghép nhân tạo. Các loại xương nhân tạo có thể phân ra thành 3 loại gồm: Xương đồng chủng (xương ghép cùng loài), xương dị chủng (xương khác loài) và xương tổng hợp tạo nên từ các hợp chất gần giống khung xương. `

Ghép xương nhân tạo

Ưu điểm của xương ghép nhân tạo: Bạn sẽ không phải trải qua quá trình phẫu thuật phức tạp để thu thập xương. Như vậy sẽ tránh được các sang chấn cũng như tai biến có thể xảy ra. Bên cạnh đó, số lượng vật liệu ghép nhân tạo không bị giới hạn như xương ghép tự thân, nên sẽ không phải lo lắng về vấn đề thiếu nguyên liệu cấy ghép.

Nhược điểm: 

– Về bản chất thì xương nhân tạo sẽ không có khả năng tạo xương như xương tự thân. Nó chỉ đóng vai trò là bộ khung cho các tế bào tạo xương từ cơ thể tiến đến và hình thành xương xung quanh khu vực ghép. Chính vì vậy, thời gian chờ đợi tích hợp của xương cũng như implant thường lâu hơn.

– Do các loại vật liệu ghép xương nhân tạo này không phải từ cơ thể của bạn nên có nguy cơ không tích hợp và bị đào thải. Nhưng bạn cũng hoàn toàn yên tâm với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì chất lượng xương ghép cùng với tỷ lệ thành công khi ghép xương bằng vật liệu nhân tạo càng ngày càng nâng lên và hiện tại thì tỷ lệ thành công của các loại vật liệu ghép xương thường trên 90%.

– Hạn chế cuối cùng khi dùng xương nhân tạo là bạn sẽ phải trả thêm chi phí cho việc ghép xương.

ANH Mạnh Chiến cắm ghép Implant R46 CÓ GHÉP XƯƠNG


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Zalo